Một vài không gian bếp đẹp để quý khách hàng tham khảo lắp đặt.
Bếp công nghiệp là một hệ thống chế biến thức ăn với quy mô lớn. Để phục vụ cho từng mục đích sử dụng khác nhau, bếp ăn công nghiệp được phân loại dựa vào các tiêu chí nhất định. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn và dễ dàng lựa chọn hệ thống , mô hình bếp phục vụ cho nhu cầu chế biến hiệu quả nhất
Quy mô của từng hệ thống
Bạn cũng có thể nhận ra rằng mục đích sử dụng bếp công nghiệp ở từng môi trường là khác nhau. Nếu nhà hàng là nơi kinh doanh những món ăn thì trường học – căn tin – xí nghiệp lại lắp đặt hệ thống bếp để phục vụ số lượng lớn khẩu phần ăn.
Từ đó, chúng ta cũng dễ dàng hình dung quy mô của hệ thống bếp dành cho nhà hàng – khách sạn để có thể phục vụ cùng một thời điểm là từ 200 đến 600 người, hoặc thậm chí hơn thế nữa. Trong khi đó, bếp ăn công nghiệp tại công ty, trường học sẽ có số lượng người ăn cùng một thời điểm sẽ ít hơn so với nhà hàng
Chi phí đầu tư
Chi phí đầu tư ở những mô hình bếp công nghiệp khác nhau
Vì thế các thiết bị dùng cho hệ thống bếp công nghiệp phải được trang bị sao cho đúng chuẩn công suất, chế biến các loại món ăn tiết kiệm thời gian nhưng lại đảm bảo an toàn trong quá trình đầu bếp thao tác
Với quy mô của nhà hàng, xí nghiệp, trường học lớn thì nên trang bị nhiều thiết bị hơn như bếp Á công nghiệp, bếp hầm đôi kiềng vuông, bếp xào công nghiệp,… Bên cạnh đó, nhu cầu phục vụ của quán ăn nhỏ lại ít hơn nên việc trang bị những thiết bị – dụng cụ nấu nướng cũng đơn giản hơn.
Sắp xếp bố trí các dụng cụ trong toàn hệ thống
Cách sắp xếp thiết bị bếp khác nhau
Bếp ăn nhà hàng chuẩn 3 sao, 4 sao và đặc biệt là 5 sao luôn đòi hỏi khắt khe hơn về sự chuyên nghiệp. Giữa các khu vực phải được thiết kế sao cho tạo nên sự khoa học, tạo điều kiện cho các trình tự công việc diễn ra trôi chảy, phối hợp nhịp nhàng.
Ngoài ra, vị trí của các khu vực phải đạt tiêu chuẩn, không làm lẫn lộn giữ thực phẩm chín và thực phẩm sống. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến sự di chuyển qua lại của đầu bếp giữa xá khu thuận tiện hơn
Thi công lắp đặt bếp công nghiệp gồm những giai đoạn gì?
Bước 1: Nhu cầu sử dụng
Nhu cầu của khách hàng quyết định rất lớn đến sự thành công của cả hệ thống bếp công nghiệp mà bạn đang và sẽ sử dụng. Vì thế trước khi bắt tay vào mua thiết bị này, thiết bị kia hãy dành chút thời gian để xác định công năng, nhiệm vụ của cả hệ thống bếp. Từ đó, bạn cũng sẽ biết được quy mô của hệ thống bếp cho nhà hàng của bạn khoảng bao nhiêu, cần đầu tư bao nhiêu trang thiết bị để chuẩn bị cho những món ăn mà khách hàng tiềm năng mong muốn.
Cần khảo sát nhu cầu của thực khách về món ăn trước khi thiết kế bếp công nghiệp
Bước 2: Khảo sát thực tế
Bước này đòi hỏi sự chính cao. Nếu bạn chưa biết cách đo đạc, chia tỷ lệ thì có thể liên hệ với chúng tôi, kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ giúp bạn tính toán thực tế khu bếp cần diện tích bao nhiêu, vị trí lắp đặt ra sao.
Bước 3: Tư vấn và thiết kế
Nhu cầu khách hàng và những kích thước sau khi tiến hành đo đạc cũng đã đủ thông tin để chúng tôi tư vấn và giúp bạn lựa chọn thiết bị bếp công nghiệp phù hợp với mức giá hợp lý. Ngay sau đó, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hoàn thiện bản vẽ để bạn tham khảo và đóng góp ý kiến thêm.
Bước 4: Lập dự toán
Sau khi trao đổi về bản vẽ và chúng ta đã đi đến thống nhất cuối cùng. Chúng tôi sẽ gửi cho bạn bảng dự toán các thiết bị cho không gian bếp, nếu bạn đồng ý thì sẽ ký hợp đồng. Sau khi ký hợp đồng, bạn sẽ nhận được bảng tiến độ thi công công trình thiết bị bếp công nghiệp nhà hàng.
Làm thế nào để lập dự toán kế hoạch lắp đặt bếp công nghiệp?
Bước 5: Bản vẽ M&E điện nước
Bạn cũng biết đấy, để cả hệ thống bếp hoạt động suôn sẻ và đạt hiệu quả cao thì vị trí cấp điện nước rất quan trọng. Chúng tôi sẽ giúp bạn cân nhắc vị trí lắp mương thoát sàn và hệ thống hút khói.
Bước 6: Thi công và nghiệm thu
Kỹ thuật sẽ bắt tay thi công hệ thống theo đúng yêu cầu của khách hàng và bản vẽ. Đồng thời cũng sẽ bắt đầu đấu nối các thiết bị với các đầu chờ điện nước và M-E đã chuẩn bị sẵn
Sau khi hoàn tất việc lắp đặt thiết bị không gian bếp công nghiệp chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng và tư vấn cách bảo quản cũng như những mốc thời gian các thiết bị cần bảo trì trước khi bàn giao
Bếp công nghiệp cần những thiết bị thiết yếu nào?
Những vật dụng được liệt kê dưới đây là những trang thiết bị cơ bản để chuẩn bị cho một khu vực bếp ăn công nghiệp. Tùy vào quy mô của từng trường mà bạn có thể trang bị thêm nhiều vật dụng khác nữa nhé. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu mô hình bếp công nghiệp 1 chiều thông dụng nhất hiện nay
Khu tiếp nhận bảo quản nguyên – vật liệu
Tiếp nhận nguyên liệu trong hệ thống bếp công nghiệp diễn ra như thế nào?
Đây là khu vực những nguyên vật liệu tươi sống như rau, củ, thịt, cá, gà, ngan… được nhà bếp tiếp nhận. Sau đó là tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng cũng như mức độ tươi, sạch của thực phẩm. Những vật dụng cần thiết để quy trình tiếp nhận diễn ra hiệu quả hơn gồm có:
- Cân dùng để kiểm tra độ cứng;
- Giá kệ inox để lưu giữ thực phẩm sau khi kiểm tra;
- Chậu rửa inox để vệ sinh bước đầu trước khi được di chuyển đến khâu tiếp theo;
- Khu vực sơ chế – rửa thô thực phẩm.
Sau khi tiếp nhận nguyên vật liệu tươi sống và chuẩn bị cho công đoạn nấu nướng . Những thực phẩm vừa đạt chuẩn kiểm tra sẽ được vệ sinh sơ bộ và phân loại.
Đồ tươi sống được xử lý như mổ, xẻ hoặc vệ sinh trước khi chuyển sang khu vực kế tiếp. Còn những loại nguyên liệu gòn lại sẽ được mang đến khu lưu trữ hoặc kho đông lạnh
Trong khu vực này cần trang bị những thiết bị như:
+ Giá kệ inox, bàn inox.
+ Chậu rửa inox đơn – chậu đôi
+ Giá thành phẳng, giá treo, dao, thớt
Khu vực chế biến tẩm ướp
Khu vực này trong hệ thống bếp công nghiệp một chiều giữ nhiệm vụ tẩm, ướp thực phẩm được tiếp nhận từ những khu vực khác. Nếu không tẩm ướp sẽ thì sẽ khônh xử lý đuọc nguyên liệu phù hợp với hương vị món ăn
Sau khi tiếp nhận, thực phẩm sẽ được mang đi tẩm ướp
Khu vực nấu nướng nguyên liệu
Sau khi tẩm ướp hoàn tất, thực phẩm sẽ được sẽ tiến hành nấu chín. Những thiết bị không thể thiếu ở khu vực này là:
+ Bếp Á gồm bếp xào và bếp hầm sẽ dùng để nấu canh và chế biến những món chính;
+ Bếp chiên nhúng công nghiệp sẽ dùng để chiên ngập dầu;
+Tủ hấp công nghiệp dùng để nấu cơm, hấp rau củ,…
+ Bếp hầm inox, bếp hầm đơn, bếp hầm đôi
+ Tủ cơm công nghiệp, tủ hâm nóng thức ăn
Khu vực chia, soạn đồ ăn
Khu vực chia, soạn thức ăn cũng vô cùng quan trọng trong hệ thống bếp công nghiệp. Chế biến xong thức ăn sẽ chuyển đến khu vực này để phân loại ra khay, đĩa và chuyển đi
Những khu vực hỗ trợ cho quá trình chế biến thức ăn
Những khu vực đóng vai trò quan trọng làm nên hiệu quả cho cả hệ thống bếp công nghiệp:
- Khu vực bảo vệ, vận chuyển, nhà ăn;
- Khu vực kho lưu trữ gồm có kho khô, kho ướp lạnh, kho mát,…
- Khu vực bảo hộ lao động;
- Khu vực thay quần áo, rửa tay;
- Khu vực vệ sinh dụng cụ chế biến và chứa đựng món ăn.
Tiêu chuẩn hệ thống bếp ăn công nghiệp như thế nào?
- Bảo quản thực phẩm tươi sống: bao gồm các thiết bị tủ đông, tủ mát, khay chia thực phẩm
- Dụng cụ sơ chế gồm có: máy xay, máy thái và dụng cụ khác như dao, thớt, đĩa, khay, bát
- Dụng cụ trong khu vực chế biến thực phẩm: bếp Á ,bếp Âu công nghiệp,chảo chiên – rán – xào công nghiệp
- Dụng cụ vệ sinh: chậu rửa, giá thang inox , dụng cụ vệ sinh khay bếp. xe đẩy, máy rửa bát
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định trong khu bếp công nghiệp thế nào?
Mục đích của việc sử dụng và lắp đặt bếp công nghiệp là phục vụ khẩu phần ăn với số lượng lớn để đảm bảo vấn đề công suất nấu và thời gian nấu. Môi trường có nhiều người vấn đề VSAT thực phẩm luôn được đặt lên trên hết. Vậy những tiêu chuẩn về vấn đề vệ sinh được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn vệ sinh trong khu vực bếp công nghiệp
- Phải đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát và phòng tránh các loại côn trùng như kiến, gián, chuột
- Sử dụng nguyên liệu đạt chuẩn và có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo vệ sinh khi chế biến. Trước khi nhập nguyên liệu phải kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thực phẩm để đảm bảo an toàn
- Hạn chế sự nhiễm khuẩn chéo bằng cách tách khu vực thực phẩm tươi sống với thực phẩm chế biến
- Thực phẩm phải luôn được bảo quản một cách tốt nhất, bằng các thiết bị bảo quản lạnh
- Nguồn nước cung cấp cho quy trình chế biến phải sạch, được kiểm định thường xuyên
- Dụng cụ vệ sinh phải đảm bảo vệ sinh cho người làm như bao tay, túi đựng, tay gắp
- Nhân viên làm việc trong khu chế biến thức ăn được khám sức khỏe định kỳ. Có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi được nhận vào làm.